Kiến trúc Nhà_đày_Buôn_Ma_Thuột

Nhà đày Buôn Ma Thuột được xây dựng năm 1930 với quy mô kiên cố trên một mảnh đất hình vuông, mỗi cạnh 200m, tường cao dày bao bọc xung quanh. Nhà đày chia ra 6 lao, mỗi lao giam giữ mỗi loại tù nặng nhẹ khác nhau.

Thời Pháp thuộc

Cổng thời PhápNhà đày bao gồm sáu dãy phòng giam (từ lao 1 đến lao 6), một dãy xà lim và một số hạng mục phục vụ cho việc cai trị: nhà quản ngục, bếp ăn, bệnh xá…Bao quanh là bốn bức tường cao, có dây thép gai ở trên.Nhà đày được thiết kế theo mô típ cổ điển của thực dân. Nó vừa tận dụng được mặt bằng, vừa kiểm soát được tù nhân một cách hiệu quả nhất. Mô típ mà Thực Dân Pháp xây dựng Nhà đày là theo mô típ hình chữ U, không có điểm nào kết thúc bằng chữ T hoặc rời rac nhau.
  • Cổng thời Pháp: Mở từ lúc Pháp mới thiết lập Nhà đày, cửa hướng ra phía Nam.
  • Hệ thống pháp canh: Bốn góc của Nhà đày có bốn tháp canh, có lính canh 24/24. Từ các tháp canh có thể quan sát được toàn bộ khuôn viên Nhà đày.
  • Tường bao vây: Hệ thống tường bao cao 4m, dày 40 cm, phía trên có hàng rào dây thép gai, có điện chiếu sáng vào ban đêm.
  • Lao 1,2: Được thiết kế tương đối giống nhau, dài khoảng 30m, rộng 6,5m, trên tường có cửa sổ nhỏ để ánh sáng chiếu vào, trên trần nhà có chăng dây thép gai. Lao 1, 2 là nơi để giam giữ những tù chính trị mà thực dân Pháp cho là nguy hiểm, riêng lao 2 khi chưa xây xong dãy xà lim được coi là lao biệt giam.
  • Lao 3,4: Lao 3 và 4 nằm ở phía Bắc của Nhà đày, đây là nơi giam giữ tù nhân bị liệt vào loại nguy hiểm.
Hai lao này nối liền bằng một phòng tra tấn ở giữa.Trong mỗi lao, trừ một lối giữa để đi lại, hai bên kê sạp gỗ ván làm chỗ nằm cho tù nhân. Các sạp gỗ kéo dài suốt hai phía:tường của lao. Phía dưới chân sạp đặt một dãy cùm gỗ và treo những ống tre cho tù nhân đi vệ sinh. Cùm làm bằng hai thanh gỗ:dày có đục lỗ hình bán nguyệt, cách một quãng ngắn có một trụ gỗ chắc chắn để giữ cho hai tấm ván khỏi rời ra.
  • Lao 5,6: Ở phía đông Nhà đày, được thiết kế giống lao 1, 2. Lao 5 và 6 là nơi dành cho những người đi làm ngoài với những công việc nặng nhọc, vất vả.
  • Nhà bếp: Nhà bếp nằm phía sau lao 5, 6. Có khoảng 30 người làm việc, nhà ăn tập thể có thể chứa khoảng 300 người. Đến giờ ăn, cơm được đổ vào mẹt từ đó mới có người đi phân phát cho tù nhân. Bên cạnh nhà bếp còn có chuồng gà, bể tắm lộ thiên, nhà xí công cộng cho vài chục người vào một lượt.[1]
  • Nhà làm việc của quản ngục: Là nơi làm việc của quản ngục, đồng thời cũng diễn ra những cuộc tra tấn, khai thác tù nhân khi tù nhân mới được chuyển đến nhà đày.
  • Xà Lim: Là nơi giam giữ những tù nhân mà Pháp cho là nguy hiểm và cứng đầu.
Dãy xà lim có 21 phòng, mỗi phòng rộng 1m, dài 2,5m. Trong phòng có một sạp nằm, cuối sạp có hai ống tre, thanh cùm chân,:cánh cửa chỉ có một lỗ vuông nhỏ để lính canh giám sát.[2]Bên ngoài là khoảng sân rộng để tù nhân ra đó tắm nắng, có những cục tạ to dùng để cùm chân.
  • Bệnh xá: Nằm ngay ở cổng phía Tây của Nhà đày. Hiện nay có trưng bày tượng ở trong.
  • Nhà xưởng: Thực dân Pháp sử dụng tù nhân để làm những công cụ lao động, xiềng xích, gông cùm…

Thời Chiến tranh Việt Nam

Cổng thời chiến tranh Việt Nam (cũng là Cổng ra vào hiện nay)Năm 1954 chính quyền Việt Nam Cộng hòa sử dụng lại Nhà đày và xây một bức tường chia Nhà đày làm hai phần, một bên làm Kho quân nhu, một bên làm Trung tâm cải huấn. Lao 3,4 là nơi được dùng để giam giữ tù nhân, ngăn hai lao này ra thành những phòng nhỏ và cho xây dựng thêm một số hạng mục khác.
  • Cổng: Cánh cổng phía Tây được mở thêm, ở phía đường Tán Thuật. Hiện nay đây là cổng vào Nhà đày.
  • Xà Lim: Lúc đầu đây là câu lạc bộ cho lính canh và quản ngục sinh hoạt, sau được ngăn ra để làm dãy xà lim. Khác với thời Pháp là lỗ cùm hình vuông và cửa có hai then cài.
  • Nhà Bình An: Nhà Bình An được xây dựng để cho những tù nhân theo Phật giáo sinh hoạt.
Nhà có kiến trúc 4 mái, phía trước có bánh xe Pháp luân và cuốn thư, biểu tượng của đạo Phật, hai bên đầu cuốn thư có hoa sen và thanh kiếm. Phía dưới có câu "Quốc Thái Dân An", viết nổi. Hàng cột ở dưới mô phỏng lối kiến trúc cửa tam quan truyền thống.
  • Nhà Nguyện: Là nơi sinh hoạt của những người theo Công giáo. Trên nóc có một cây thánh giá lớn, phía dưới có chữ "NHÀ NGUYỆN" đắp nổi.
  • Nhà lao nữ: Thời Pháp do số lượng tù nữ ít (2 người) nên không có nơi giam tù nữ riêng. Đến thời này, phần cuối lao 5 được ngăn ra thành hai buồng giam cho nữ.